THÔNG BÁO: Lịch nghỉ tết Nguyên Đán 2021 – VNSPORT
- 09/02/2021
- 1111
Thông thường, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 50 – 60 lúc này các đĩa đệm bị mất nước, bị bào mòn do cơ thể bước vào thời kì lão hóa gây nên thoát vị. Tuy vậy, hiện nay theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa trong dân số, nghĩa là có rất nhiều người trong độ tuổi từ 20 – 30 đang mắc phải căn bệnh này.
Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu xem thoát vị đĩa đệm là gì, cách phòng tránh và tìm chọn 1 số phụ kiện hỗ trợ như đai lưng cột sống nếu đang trong tình trạng bệnh.
Nội dung
» Phổ biến nhất của các bệnh nhân thường là đau lưng, đau lan chân, đau cổ và tê tay. Nặng hơn là bệnh nhân không tự đi lại được, phải chống gậy hoặc có người dìu. Rối chức năng cơ tròn, có một số bệnh nhân chỉ ngã rất nhẹ thôi nhưng đến bệnh viện bị liệt một phần do bệnh lý chèn ép từ trước mà không biết.
» Đa số là do vi chấn thương, ở một thế nào đó không có lợi cho cột sống ví dụ như chúng ta ngồi lâu quá, tư thế nhất định đó sẽ làm cho đĩa đệm chịu một lực tải trong thời gian dài, gây mất nước dần và yếu đĩa đệm. Khi đĩa đệm yếu rồi thì chỉ cần một cái sang chấn rất nhỏ như hắt hơi – tạo áp lực bụng đột ngột hoặc tư thế ngồi chúng ta bê đồ vật.
» Trong các nghiên cứu cho thấy rằng các áp lực nội địa tư thế ngồi và khi cúi xuống bê đồ vật có thể tăng lên đến 30-40 lần so với trạng thái bình thường vì những vi chấn thương và hoàn cảnh như thế nó gây ra vỡ đĩa đệm.
» Khi đã rách vòng sơ rồi thì những nội dung bên trong của đĩa đệm nó trôi ra ngoài, vượt qua giới hạn của đĩa đệm về cấu trúc giải phẫu thì gọi là thoát vị đĩa đệm.
» Trên nguyên lý ban đầu Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện liệt dễ trên lâm sàng, rối loạn về tiểu tiện. Đa phần chúng tôi chỉ điều trị nội và khi bệnh nhân đến sớm điều trị đúng thì theo như số liệu là 90% là khỏi bệnh – 10% còn lại là đối với các trường hợp đến sớm nhưng thoát vị đĩa đệm to hoặc đến chậm giai đoạn một chút thì mới có chỉ định phải phẫu thuật.
» Nếu cần phẫu thuật thì chúng ta nên chọn phương án phẫu thuật và sau đó chúng ta phối hợp để trị nội thì mới hiệu quả. Với những trường hợp có chỉ định phẫu thuật mà vẫn cố điều trị nội thì chúng ta bỏ qua giai đoạn sớm thì đến lúc các liệt của thần kinh không hồi phục nữa, lúc đó xác suất thành công của phẫu thuật và sau phẫu thuật là rất thấp.
» Thoát vị đĩa đệm có nhiều giai đoạn khác nhau và theo đó cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau: Từ rất nhỏ như chỉ can thiệp sóng cao tầng, phẫu thuật nội soi, chúng ta cần đặt thêm các dụng cụ hỗ trợ dây chằng yếu. Thậm chí có nhiều trường hợp sau khi mổ bệnh nhân còn đau lưng nhiều hơn thì phải chỉ định nẹp vít hàn xương. Điều trị đúng thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
» Các biện pháp của đông y cũng nằm trong các biện pháp điều trị bảo tồn bao gồm các bài tập phục hồi chức năng, các thuốc hỗ trợ chống viêm, chống phù nề. Tất cả đều giúp bệnh nhân giảm viêm, giảm đau và hồi phục tốt hơn. Lợi thế là chúng ta có một nền y học cổ truyền lâu năm, việc áp dụng y học cổ truyền mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân, ở một khía cạnh khác nó cũng hạn chế được lượng thuốc tây đưa vào người của bệnh nhân.
» Nhưng đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật rồi mà vẫn cố điều trị bảo tồn hoặc những bệnh nhân bị nặng nhưng vẫn quyết tâm trị cho đến khi nào liệt không đi được mới chịu phẫu thuật thì lúc đó là đã quá muộn.
» Đầu tiên chúng ta nên phòng bệnh trước, cuộc sống phải lành mạnh, ăn uống khoa học, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, tránh xa hoặc bỏ hút thuốc lá, luyện tập hàng ngày, tránh ngồi nhiều, tránh đứng nhiều, tránh các tư thế bê vật (đặc biệt là tư thế cúi lưng). Khi chúng ta cúi nhiều thì nguy cơ đĩa đệm vỡ ra, chèn vào thần kinh, vì vậy cố gắng giữ lưng thẳng và chỉ nâng những đồ vật ngang bằng đầu gối của mình, lưng lúc nào cũng phải thẳng.
» Tất cả những điều này làm cuộc sống chúng ta đều đặn, không quá tác hại, không phá hủy độ vững của cột sống, không làm thoái hóa hay khô đĩa đệm.
» Nếu như vẫn bị thì cần phải đi khám tại những trung tâm chuyên khoa để được chẩn đoán ra giai đoạn bệnh, tuân thủ đúng điều trị của chuyên khoa về bệnh sẽ giúp cho bệnh nhân sẽ tái hòa nhập cuộc sống sớm hơn, giảm thiểu tỉ lệ phải phẫu thuật và tăng tỉ lệ thành công lên.
– Lưu ý trong sinh hoạt của người bị thoát vị đĩa đệm:
+ Không ngồi quá lâu.
+ Ngưng mang vác các đồ vật nặng lớn hơn 2kg (kể cả em bé).
+ Không chạy nhảy, cử động thắt lưng quá mạnh.
+ Chú ý khi cười, hắt hơi hoặc ho.
+ Không nằm quá lâu, quá nhiều.
+ Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm một cách chậm rãi, từ từ.
– Một số thói quen cần thay đổi của người bị thoát vị đĩa đệm:
+ Ngồi đúng tư thế khi làm việc, có kết hợp thêm mang đai lưng cột sống hỗ trợ thoát vị đĩa đệm nhằm hỗ trợ giữ thẳng và giảm áp lực xuống thắt lưng.
+ Lựa chọn bàn ghế với độ cao phù hợp.
+ Thực hiện các bài tập tăng cường (tham khảo ý kiến của bác sĩ).
+ Xoa bóp vùng cột sống đúng cách.
Bạn có thể tham khảo và theo dõi thêm các mẫu Băng Khớp Bảo Vệ Phòng Hộ Đầu Gối Thể Thao, Bó Gối Phục Hồi Chấn Thương, Đai lưng cột sống hỗ trợ ngồi làm việc văn phòng hoặc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, đai lưng tập gym… để hiểu được tác dụng của các loại bó gối, cách chọn đai lưng cột sống thắt lưng phù hợp cho thể trạng của mình và được liên tục cập nhật tại website của chúng tôi:
» Danh Mục Đai Bảo Vệ Thắt Lưng
Lượt Xem: 556
©2024 vnsport.com.vn. Thiết Kế Bởi Netsa.vn
Trả lời